DI TÍCH THẮNG CẢNH CỔ THẠCH TỰ (CHÙA HANG)
DI TÍCH THẮNG CẢNH CỔ THẠCH TỰ (CHÙA HANG)
DI TÍCH THẮNG CẢNH CỔ THẠCH TỰ (CHÙA HANG)
DI TÍCH THẮNG CẢNH CỔ THẠCH TỰ (CHÙA HANG)
DI TÍCH THẮNG CẢNH CỔ THẠCH TỰ (CHÙA HANG)
DI TÍCH THẮNG CẢNH CỔ THẠCH TỰ (CHÙA HANG)
DI TÍCH THẮNG CẢNH CỔ THẠCH TỰ (CHÙA HANG)
DI TÍCH THẮNG CẢNH CỔ THẠCH TỰ (CHÙA HANG)
DI TÍCH THẮNG CẢNH CỔ THẠCH TỰ (CHÙA HANG)
DI TÍCH THẮNG CẢNH CỔ THẠCH TỰ (CHÙA HANG)
DI TÍCH THẮNG CẢNH CỔ THẠCH TỰ (CHÙA HANG)
DI TÍCH THẮNG CẢNH CỔ THẠCH TỰ (CHÙA HANG)
DI TÍCH THẮNG CẢNH CỔ THẠCH TỰ (CHÙA HANG)

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 02523 850 184

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

12 0

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: vhtt@tuyphong.binhthuan.gov.vn

Địa chỉ: Xã Bình Thạnh, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận

Chùa Cổ Thạch tọa lạc trên đồi Cổ Thạch thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Với hệ thống giao thông đường bộ kết nối nhiều tuyến đường, nhiều điểm du lịch ở Bình Thuận hiện nay nên có thể đến chùa Cổ Thạch bằng nhiều con đường từ nhiều hướng khác nhau. Cổ Thạch tự có nghĩa là chùa đá xưa, tên gọi này có từ khi chùa mới được khai lập đến nay gắn liền với địa hình địa thế của một vùng đồi núi. Ngoài ra, chùa còn được người dân địa phương quen gọi là Chùa Hang vì các hạng mục của chùa được tạo lập dựa vào địa thế của các tảng đá, hang động tự nhiên. Cổng Chính lên chùa Cổ Thạch Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), Thiền sư Bảo Tạng (sinh năm 1818) quê ở Phú Yên, sau một thời gian quy y thọ giới ở quê nhà đã tìm đường vào phương Nam để hoằng dương Phật pháp, Thiền sư đã tìm đến vùng đồi núi Cổ Thạch, chọn hang đá để lập am tu hành. Khai sơn và tu hành ở Cổ Thạch tự được 5 năm, đến năm 1839 ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Chùa Cổ Thạch tọa lạc trên đồi Cổ Thạch thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Với hệ thống giao thông đường bộ kết nối nhiều tuyến đường, nhiều điểm du lịch ở Bình Thuận hiện nay nên có thể đến chùa Cổ Thạch bằng nhiều con đường từ nhiều hướng khác nhau.
Cổ Thạch tự có nghĩa là chùa đá xưa, tên gọi này có từ khi chùa mới được khai lập đến nay gắn liền với địa hình địa thế của một vùng đồi núi. Ngoài ra, chùa còn được người dân địa phương quen gọi là Chùa Hang vì các hạng mục của chùa được tạo lập dựa vào địa thế của các tảng đá, hang động tự nhiên.

 

Cổng Chính lên chùa Cổ Thạch

Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), Thiền sư Bảo Tạng (sinh năm 1818) quê ở Phú Yên, sau một thời gian quy y thọ giới ở quê nhà đã tìm đường vào phương Nam để hoằng dương Phật pháp, Thiền sư đã tìm đến vùng đồi núi Cổ Thạch, chọn hang đá để lập am tu hành. Khai sơn và tu hành ở Cổ Thạch tự được 5 năm, đến năm 1839 Thiền sư giao chùa cho các đệ tử trông nom, một mình tiếp tục vân du hoằng hóa vào phía Nam. Ngày 25/5/1872, Thiền sư Bảo Tạng viên tịch tại chùa Ngọc Tuyền trên núi Kỳ Viên, thành phố Vũng Tàu. Để tưởng nhớ công lao của vị sư Tổ có công sáng lập chùa Cổ Thạch, nhà chùa đã lấy ngày 25/5 Âm lịch hàng năm làm ngày giỗ Tổ của chùa.

Vùng đồi núi Cổ Thạch có nhiều tảng đá lớn nguyên sơ độc đáo nối tiếp và chồng lên nhau tạo thành nhiều hang động kỳ vĩ. Vị thế tọa lạc của chùa nằm trên các tảng đá, trong các vòm đá, hang động; sát cạnh bên dưới về hướng Đông và Nam là biển cả tạo nên một thiên cảnh hữu tình. Nơi đây quanh năm chan hòa ánh sáng, khí hậu mát mẻ trong lành được chắt lọc bởi những luồng gió biển mặn mà, mát lạnh tạo nên một thiên cảnh trầm mặc rất lý tưởng cho việc thiền định.

Quần thể thắng tích chùa Cổ Thạch trải rộng trên một vùng đồi núi có diện tích khoảng 4ha. Lối vào chùa qua Cổng chính trổ về phía Tây, qua khỏi Cổng chính ở về phía bên tả là nhà Cổ lai khá bề thế và trang nghiêm. Từ đây theo lối vào chùa khoảng 100m là đến khu Chính điện. Trước khi vào khu Chính điện phải leo lên 36 bậc thang xây bằng phiến thạch lên Cổng Tam quan, ở phía dưới hai bên tả hữu chân bậc thang bài trí đôi rồng đứng chầu oai nghiêm, hai bên tả hữu phía trước Cổng Tam quan bài trí hình tượng hổ chầu, voi phục.

Qua khỏi Cổng Tam quan là bước vào sân chùa, những hạng mục kiến trúc chính được bố trí bao quanh sân chùa. Đối diện với Cổng Tam quan là 3 phiến đá tự nhiên nổi lên cao vút như xếp sẵn thành một hàng ngang, phiến đá bên phải có hình dáng giống con cá kình, kinh Phật gọi là con “Ma Kiệt” - một loại thủy vật được xem là hóa thân từ Quan Thế Âm Bồ Tát thường giúp đỡ ngư dân khi gặp nạn ngoài khơi, tảng đá này được sử dụng để xây Lầu chuông hình tháp 2 tầng bên trên. Phía bên tả là tảng đá có hình dáng như chiếc thuyền Bát Nhã được sử dụng để xây Lầu trống có kiểu dáng tương tự như Lầu chuông. Tảng đá ở giữa có dáng giống như con cóc, kinh Phật gọi là con “Thiện Trùng” - con vật hiền lành tượng trưng cho sự thanh tịnh nơi cửa Phật.

 

Kiến trúc chùa Cổ Thạch

Đối diện Cổng Tam quan qua một khoảnh sân chùa là Ngọ môn, bước vào Ngọ môn là một loạt các hang động được tạo thành bởi những phiến đá tự nhiên cao hơn 10m xếp thành một vòng cung hình bán nguyệt, được tận dụng để chỉnh trang thành các hang cốc thờ Phật, trình tự từ phải qua trái là hang Tổ (thờ Tổ Sư Bảo Tạng), hang thờ Phật Chuẩn Đề, hang Tam Bảo và Chính điện. Bước vào các hang đá trong khu Chính điện chúng ta mới cảm nhận được không khí trang nghiêm, mỗi hang động có một hình thù và vẻ đẹp hoang sơ khác nhau, được bàn tay con người khéo léo cải tạo, chỉnh trang để sử dụng làm nơi thờ Phật hết sức độc đáo và lạ lẫm, trong mỗi hang động bài trí, thờ phụng rất nhiều pho tượng Phật cổ.

Bên phải Cổng Tam quan nhìn từ trong ra là một loạt các hạng mục kiến trúc gồm: nhà Thiền, Tự đường, Giảng đường, nhà Tăng, nhà Chúng... Vòng ra phía sau chùa về hướng Bắc và Đông Bắc trong phạm vi bán kính khoảng vài trăm mét, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều công trình kiến trúc lạ đẹp hiện ra trước mắt hoặc ẩn mình trong các hang đá. Đó là khu Tam Thế Phật, hang thờ Tam Thế Mẫu, hang thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, hang thờ Bà Chúa Ngọc và nhiều am cốc thờ khác.

Mỗi hang động, am cốc thờ Phật ở đây là những công trình kiến trúc thạch động lạ đẹp được con người tạo dáng, chỉnh sửa lại để làm nơi thờ tự trang nghiêm và huyền bí. Ở đây tính nguyên sơ của tự nhiên bao trùm lên tất cả các công trình kiến trúc, bằng bàn tay khéo léo tài hoa của mình, con người đã cải dáng, tôn tạo những hang động của tự nhiên thêm phần hoàn chỉnh. So với các chùa khác, quy mô kiến trúc của chùa Cổ Thạch không lớn nhưng đa dạng và muôn vẻ. Cái hay, cái đẹp của chùa Cổ Thạch là tọa lạc trong một quần thể hang động rộng lớn muôn hình muôn vẻ nối tiếp nhau chen chúc giữa đá và cây rừng nhấp nhô. Sự hòa hợp giữa nghệ thuật hoa viên, kiến trúc và điêu khắc hài hòa với cách bài trí thờ phụng ở bên trong càng làm tăng thêm nét thanh tịnh và trang nghiêm.

Chùa Cổ Thạch còn bảo lưu nhiều di vật, cổ vật có giá trị gắn liền với lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của ngôi chùa từ trước đến nay như: Hàng chục pho tượng Phật cổ chất liệu gỗ, đồng, đá; 1 chiếc đại hồng chung đúc năm Đinh Mùi 1847; 1 chiếc trống sấm được chế tác năm Mậu Thân 1848, chiếc trống này đã được sử dụng để thúc quân trong trận đánh đồn cầu Đại Hòa trong kháng chiến chống Pháp; hàng chục bức hoành phi, câu đối, đại tự; đặc biệt là 10 sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng cho chùa.

Ở về hướng Bắc, Nam và Đông Nam chùa Cổ Thạch là những phiến đá, hang động và rừng cây bụi trải dài; sát dưới về phía Nam và Tây Nam có nhiều ghềnh đá, bãi cát xen kẽ với các bãi đá tự nhiên chạy dọc theo bờ biển đã tạo nên một quần thể thắng cảnh sinh động, nên thơ có sức hấp dẫn đối với du khách. Đặc biệt, cách chùa khoảng 500m về hướng Tây Nam là khúc eo biển khá rộng có bãi cát trắng tinh từ lâu đã trở thành bãi tắm lý thú của du khách khi đến thăm viếng chùa. Dọc theo bờ biển phía trên bãi tắm là bãi đá hình cánh cung chạy dài hơn 200m có tên là Bãi đá Bảy Màu, với những viên đá nhỏ dày đặc đủ hình dạng, kích cỡ và nhiều màu sắc như: xám trắng, nâu, đen, đỏ, xám xanh… Nối tiếp Bãi đá Bảy Màu về phía Đông là Bãi Rêu tự nhiên bám trên các tảng đá nằm dưới nước biển ven bờ đã trở thành nơi chụp ảnh lưu niệm lý thú; đến tham quan, nghỉ dưỡng tại chùa Cổ Thạch du khách vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, vừa thoải mái tắm biển, thưởng thức những món hải sản tươi sống, sưu tầm những viên đá cuội đủ màu sắc, hình hài đưa về nhà để làm kỷ niệm.

Chùa Cổ Thạch đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng thắng tích cấp quốc gia tại Quyết định số 1207/QĐ-BT ngày 11/9/1993./.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí