Chùa Núi
Chùa Núi
Chùa Núi
Chùa Núi
Chùa Núi
Chùa Núi
Chùa Núi
Chùa Núi
Chùa Núi

Giới thiệu

Giá: 50,000VNĐ-250,000VNĐ

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

488 0

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 5:00 CH

Email: khubaotonthiennhientacu@gmail.com

Địa chỉ: Xã Hàm Minh, Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận

 

Chùa Núi tọa lạc trên sườn phía Nam núi Tà Cú thuộc xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, ở cao độ 475m so với mực nước biển trung bình.

Cổng chính Chùa Linh Sơn Trường Thọ

Năm 1872, nhà sư Trần Hữu Đức (1812 - 1887) pháp danh Thông Ân, pháp hiệu Hữu Đức đã một mình vượt cao sơn hẻo lánh lên núi Tà Cú tìm nơi thanh tịnh để tu hành. Sau khi dò dẫm nhiều nơi, cuối cùng Nhà sư đã chọn một hang đá ăn sâu vào núi làm tịnh thất để tu hành, hang này về sau có tên gọi là Hang Tổ. Một mình ẩn dật tu hành trên núi, mãi đến 7 năm sau người dân địa phương mới phát hiện ra chỗ ẩn dật của nhà sư Hữu Đức. Để có chốn cho Nhà sư tu hành, người dân trong vùng đã huy động công sức để dựng lên một ngôi thảo am nhỏ đơn sơ trên núi. Tu hành trên núi Tà Cú thêm 9 năm nữa, nhà sư Trần Hữu Đức qua đời vào ngày mùng 5 tháng 10 năm Đinh Hợi (1887). Để tưởng nhớ công lao của vị Sư Tổ có công khai lập Chùa Núi, giới tín đồ phật tử và người dân địa phương đã lấy ngày mùng 5 tháng 10 Âm lịch hàng năm làm ngày giỗ Tổ của chùa.

Trong những năm tu hành trên núi Tà Cú, nhà sư Trần Hữu Đức còn là thầy thuốc giỏi từng bốc thuốc chữa bệnh cứu giúp dân nghèo. Theo truyền thuyết, vào năm Tự Đức thứ 33 (1880), Nhà sư đã cứu Hoàng Thái Hậu khỏi cơn bệnh hiểm nghèo, cảm kính trước công lao, tài đức của Nhà sư, vua Tự Đức đã ban cho Ông danh hiệu “Đại Lão Hòa Thượng”, riêng ngôi chùa do Sư Tổ Trần Hữu Đức khai sơn được vua ban tên “Linh Sơn Trường Thọ tự” và tên gọi này được lưu truyền mãi đến ngày nay.

Quần thể Chùa Núi gồm có 2 ngôi chùa: Linh Sơn Trường Thọ và Linh Sơn Long Đoàn. Chùa Linh Sơn Trường Thọ còn được người dân địa phương quen gọi là Chùa Tổ hay Chùa Trên. Cách chùa Linh Sơn Trường Thọ khoảng 300m về hướng Đông Nam là chùa Linh Sơn Long Đoàn, người dân địa phương quen gọi là Chùa Dưới. Chùa Linh Sơn Long Đoàn do nhà sư Tâm Hiền (hiệu Thái Bình) - đệ tử của nhà sư Hữu Đức tạo dựng vào năm 1890 theo ý nguyện của Sư Tổ Hữu Đức, cả 2 chùa đều thờ chung vị Sư Tổ Hữu Đức.

Tổng thể kiến trúc chùa Linh Sơn Trường Thọ

Vị trí tọa lạc của Chùa Núi cách trung tâm huyện lỵ Hàm Thuận Nam khoảng 5km về phía Đông Nam. Trên Quốc lộ 1A từ Phan Thiết đi Thành phố Hồ Chí Minh, đến mốc Km28 có con đường nhựa rẽ trái dẫn vào Khu du lịch Chùa Núi Tà Cú, theo đường bộ đi về hướng Đông khoảng 3km là đến chân núi Tà Cú. Từ năm 2003 trở về trước, khi hệ thống cáp treo Tà Cú chưa được xây dựng thì du khách và mọi người phải đi bộ và leo núi theo con đường mòn có từ lâu nay để lên chùa. Từ năm 2004 đến nay, hệ thống cáp treo núi Tà Cú được lắp đặt hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và nhân dân đến vãn cảnh chùa. Chỉ mất khoảng 10 phút ngồi cáp treo là du khách từ chân núi có thể lên đến chùa hoặc ngược lại.

Trải qua 130 năm tồn tại, do tác động của môi trường tự nhiên nên các hạng mục kiến trúc cổ xưa của chùa Linh Sơn Trường Thọ đã bị xuống cấp trầm trọng. Trước thực trạng đó, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Bình Thuận, từ năm 2007 các hạng mục của chùa Linh Sơn Trường Thọ đã từng bước được trùng tu, tôn tạo lại khang trang, bề thế hơn để phục vụ nhu cầu tham quan, viếng phật và chiêm ngưỡng cảnh chùa của du khách thập phương.

Khu Chính điện chùa Linh Sơn Trường Thọ có diện tích rộng hơn 500m2 gồm nhiều hạng mục được kiến tạo theo dạng cổ lầu với nhiều tầng mái ngói đỏ vút cao tạo nên một quần thể kiến trúc thâm nghiêm, đồ sộ giữa chốn núi rừng như: Tiền đường, Chính điện, Trai đường và Giảng đường; bên cạnh khu Chính điện còn có nhiều hạng mục kiến trúc độc đáo khác như: Ngôi Bảo tháp 7 tầng, Đông chung, Tây cổ, Cổng Tam quan, Nghi phương trượng, Đông khách đường và Tây khách đường. Các góc mái chùa được uốn cong cao vút, trên các góc mái trang trí hình tượng giao long, giữa các đỉnh nóc trang trí hình tượng đầu rồng đội bình nước cam lồ đắp nổi bằng vôi vữa trang nghiêm.

Chùa Linh Sơn Trường Thọ còn nổi tiếng cả trong và ngoài nước bởi pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn có kích thước lớn nhất ở Đông Nam Á với chiều dài 49m và chiều cao 6m, nặng hàng trăm tấn. Pho tượng do điêu khắc gia Trương Đình Ý thiết kế và chủ trì thực hiện từ năm 1962. Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn trong tư thế nằm nghiêng về bên phải, đầu gối lên tay phải, 2 chân duỗi thẳng, mặt quay về hướng khu Chính điện, lưng dựa vào vách núi. Vị trí của pho tượng tọa lạc về phía sau cách chùa hơn 100m. Phía trước pho tượng Thích Ca nhập niết bàn, cách chùa về phía sau khoảng 30m là nhóm Tam Thế Phật trong tư thế đứng cao khoảng 7m, mặt nhìn về khu Chính điện: Ở giữa là tượng A Di Đà, bên phải là tượng Quan Âm, bên trái là tượng Đại Thế Chí, các đường nét trên cả 3 pho tượng được tạc khá uyển chuyển, hài hòa và cân đối. Cách chân pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn khoảng 50m về phía Đông là Hang Tổ, đây là nơi Sư Tổ Trần Hữu Đức đã ẩn dật và thiền định trong suốt 7 năm đầu khi Nhà sư lên núi Tà Cú tu hành, hang sâu thăm thẳm và tương truyền hang ăn thông qua núi đến tận cửa biển phía Đông.

Ở ngay phía trước khu Chính điện đến nay vẫn còn lưu lại Tháp mộ Sư Tổ Trần Hữu Đức và các nhà sư trụ trì kế tục từ trước đến nay. Bên cạnh ngôi Tháp mộ Sư Tổ có nấm mộ của 1 con bạch hổ, tương truyền xưa kia khi Sư Tổ tu niệm một mình trong hang đá, con bạch hổ này thường đến nằm trước cửa hang để nghe Ông tụng kinh niệm Phật. Dần theo thời gian bạch hổ trở thành vệ sĩ, người bạn thân thiết của Sư Tổ. Sau khi Sư Tổ qua đời, bạch hổ buồn rầu bỏ cả ăn uống, ngày đêm nằm phủ phục bên Tháp mộ Sư Tổ rồi chết tại đó. Cảm kích trước sự trung thành đối với Sư Tổ Trần Hữu Đức, các nhà sư của chùa đã an táng xác bạch hổ bên cạnh Tháp mộ Sư Tổ.

Đến với chùa Linh Sơn Trường Thọ, du khách còn được chiêm ngưỡng những pho tượng Phật, tượng Sư Tổ Trần Hữu Đức, đài sen, bàn thờ bài trí trong Chính điện được chạm khắc từ những tảng đá núi ở xung quanh chùa và những bức tranh chạm khắc trên gỗ độc đáo miêu tả các điển tích xưa của Phật giáo.

Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49m

Quần thể kiến trúc Chùa Núi ẩn mình giữa rừng cây cổ thụ bạt ngàn xanh tốt quanh năm và thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú. Đến với chùa du khách như lọt vào vườn tiên cõi Phật, được tận hưởng một bầu không khí mát mẻ trong lành, một khung cảnh thanh tịnh và nên thơ giúp mọi người có được sự nhẹ nhàng, thanh thản và trút bỏ hết những lo toan trong cuộc sống đời thường.

Chùa Núi Tà Cú được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng thắng cảnh quốc gia tại Quyết định số 43/VH/QĐ- ngày 07/01/1993./.

Bản đồ

Giới thiệu

×

 

Chùa Núi tọa lạc trên sườn phía Nam núi Tà Cú thuộc xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, ở cao độ 475m so với mực nước biển trung bình.

Cổng chính Chùa Linh Sơn Trường Thọ

Năm 1872, nhà sư Trần Hữu Đức (1812 - 1887) pháp danh Thông Ân, pháp hiệu Hữu Đức đã một mình vượt cao sơn hẻo lánh lên núi Tà Cú tìm nơi thanh tịnh để tu hành. Sau khi dò dẫm nhiều nơi, cuối cùng Nhà sư đã chọn một hang đá ăn sâu vào núi làm tịnh thất để tu hành, hang này về sau có tên gọi là Hang Tổ. Một mình ẩn dật tu hành trên núi, mãi đến 7 năm sau người dân địa phương mới phát hiện ra chỗ ẩn dật của nhà sư Hữu Đức. Để có chốn cho Nhà sư tu hành, người dân trong vùng đã huy động công sức để dựng lên một ngôi thảo am nhỏ đơn sơ trên núi. Tu hành trên núi Tà Cú thêm 9 năm nữa, nhà sư Trần Hữu Đức qua đời vào ngày mùng 5 tháng 10 năm Đinh Hợi (1887). Để tưởng nhớ công lao của vị Sư Tổ có công khai lập Chùa Núi, giới tín đồ phật tử và người dân địa phương đã lấy ngày mùng 5 tháng 10 Âm lịch hàng năm làm ngày giỗ Tổ của chùa.

Trong những năm tu hành trên núi Tà Cú, nhà sư Trần Hữu Đức còn là thầy thuốc giỏi từng bốc thuốc chữa bệnh cứu giúp dân nghèo. Theo truyền thuyết, vào năm Tự Đức thứ 33 (1880), Nhà sư đã cứu Hoàng Thái Hậu khỏi cơn bệnh hiểm nghèo, cảm kính trước công lao, tài đức của Nhà sư, vua Tự Đức đã ban cho Ông danh hiệu “Đại Lão Hòa Thượng”, riêng ngôi chùa do Sư Tổ Trần Hữu Đức khai sơn được vua ban tên “Linh Sơn Trường Thọ tự” và tên gọi này được lưu truyền mãi đến ngày nay.

Quần thể Chùa Núi gồm có 2 ngôi chùa: Linh Sơn Trường Thọ và Linh Sơn Long Đoàn. Chùa Linh Sơn Trường Thọ còn được người dân địa phương quen gọi là Chùa Tổ hay Chùa Trên. Cách chùa Linh Sơn Trường Thọ khoảng 300m về hướng Đông Nam là chùa Linh Sơn Long Đoàn, người dân địa phương quen gọi là Chùa Dưới. Chùa Linh Sơn Long Đoàn do nhà sư Tâm Hiền (hiệu Thái Bình) - đệ tử của nhà sư Hữu Đức tạo dựng vào năm 1890 theo ý nguyện của Sư Tổ Hữu Đức, cả 2 chùa đều thờ chung vị Sư Tổ Hữu Đức.

Tổng thể kiến trúc chùa Linh Sơn Trường Thọ

Vị trí tọa lạc của Chùa Núi cách trung tâm huyện lỵ Hàm Thuận Nam khoảng 5km về phía Đông Nam. Trên Quốc lộ 1A từ Phan Thiết đi Thành phố Hồ Chí Minh, đến mốc Km28 có con đường nhựa rẽ trái dẫn vào Khu du lịch Chùa Núi Tà Cú, theo đường bộ đi về hướng Đông khoảng 3km là đến chân núi Tà Cú. Từ năm 2003 trở về trước, khi hệ thống cáp treo Tà Cú chưa được xây dựng thì du khách và mọi người phải đi bộ và leo núi theo con đường mòn có từ lâu nay để lên chùa. Từ năm 2004 đến nay, hệ thống cáp treo núi Tà Cú được lắp đặt hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và nhân dân đến vãn cảnh chùa. Chỉ mất khoảng 10 phút ngồi cáp treo là du khách từ chân núi có thể lên đến chùa hoặc ngược lại.

Trải qua 130 năm tồn tại, do tác động của môi trường tự nhiên nên các hạng mục kiến trúc cổ xưa của chùa Linh Sơn Trường Thọ đã bị xuống cấp trầm trọng. Trước thực trạng đó, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Bình Thuận, từ năm 2007 các hạng mục của chùa Linh Sơn Trường Thọ đã từng bước được trùng tu, tôn tạo lại khang trang, bề thế hơn để phục vụ nhu cầu tham quan, viếng phật và chiêm ngưỡng cảnh chùa của du khách thập phương.

Khu Chính điện chùa Linh Sơn Trường Thọ có diện tích rộng hơn 500m2 gồm nhiều hạng mục được kiến tạo theo dạng cổ lầu với nhiều tầng mái ngói đỏ vút cao tạo nên một quần thể kiến trúc thâm nghiêm, đồ sộ giữa chốn núi rừng như: Tiền đường, Chính điện, Trai đường và Giảng đường; bên cạnh khu Chính điện còn có nhiều hạng mục kiến trúc độc đáo khác như: Ngôi Bảo tháp 7 tầng, Đông chung, Tây cổ, Cổng Tam quan, Nghi phương trượng, Đông khách đường và Tây khách đường. Các góc mái chùa được uốn cong cao vút, trên các góc mái trang trí hình tượng giao long, giữa các đỉnh nóc trang trí hình tượng đầu rồng đội bình nước cam lồ đắp nổi bằng vôi vữa trang nghiêm.

Chùa Linh Sơn Trường Thọ còn nổi tiếng cả trong và ngoài nước bởi pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn có kích thước lớn nhất ở Đông Nam Á với chiều dài 49m và chiều cao 6m, nặng hàng trăm tấn. Pho tượng do điêu khắc gia Trương Đình Ý thiết kế và chủ trì thực hiện từ năm 1962. Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn trong tư thế nằm nghiêng về bên phải, đầu gối lên tay phải, 2 chân duỗi thẳng, mặt quay về hướng khu Chính điện, lưng dựa vào vách núi. Vị trí của pho tượng tọa lạc về phía sau cách chùa hơn 100m. Phía trước pho tượng Thích Ca nhập niết bàn, cách chùa về phía sau khoảng 30m là nhóm Tam Thế Phật trong tư thế đứng cao khoảng 7m, mặt nhìn về khu Chính điện: Ở giữa là tượng A Di Đà, bên phải là tượng Quan Âm, bên trái là tượng Đại Thế Chí, các đường nét trên cả 3 pho tượng được tạc khá uyển chuyển, hài hòa và cân đối. Cách chân pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn khoảng 50m về phía Đông là Hang Tổ, đây là nơi Sư Tổ Trần Hữu Đức đã ẩn dật và thiền định trong suốt 7 năm đầu khi Nhà sư lên núi Tà Cú tu hành, hang sâu thăm thẳm và tương truyền hang ăn thông qua núi đến tận cửa biển phía Đông.

Ở ngay phía trước khu Chính điện đến nay vẫn còn lưu lại Tháp mộ Sư Tổ Trần Hữu Đức và các nhà sư trụ trì kế tục từ trước đến nay. Bên cạnh ngôi Tháp mộ Sư Tổ có nấm mộ của 1 con bạch hổ, tương truyền xưa kia khi Sư Tổ tu niệm một mình trong hang đá, con bạch hổ này thường đến nằm trước cửa hang để nghe Ông tụng kinh niệm Phật. Dần theo thời gian bạch hổ trở thành vệ sĩ, người bạn thân thiết của Sư Tổ. Sau khi Sư Tổ qua đời, bạch hổ buồn rầu bỏ cả ăn uống, ngày đêm nằm phủ phục bên Tháp mộ Sư Tổ rồi chết tại đó. Cảm kích trước sự trung thành đối với Sư Tổ Trần Hữu Đức, các nhà sư của chùa đã an táng xác bạch hổ bên cạnh Tháp mộ Sư Tổ.

Đến với chùa Linh Sơn Trường Thọ, du khách còn được chiêm ngưỡng những pho tượng Phật, tượng Sư Tổ Trần Hữu Đức, đài sen, bàn thờ bài trí trong Chính điện được chạm khắc từ những tảng đá núi ở xung quanh chùa và những bức tranh chạm khắc trên gỗ độc đáo miêu tả các điển tích xưa của Phật giáo.

Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49m

Quần thể kiến trúc Chùa Núi ẩn mình giữa rừng cây cổ thụ bạt ngàn xanh tốt quanh năm và thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú. Đến với chùa du khách như lọt vào vườn tiên cõi Phật, được tận hưởng một bầu không khí mát mẻ trong lành, một khung cảnh thanh tịnh và nên thơ giúp mọi người có được sự nhẹ nhàng, thanh thản và trút bỏ hết những lo toan trong cuộc sống đời thường.

Chùa Núi Tà Cú được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng thắng cảnh quốc gia tại Quyết định số 43/VH/QĐ- ngày 07/01/1993./.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí