Chợ cá Cồn chà
Chợ cá Cồn chà
Chợ cá Cồn chà
Chợ cá Cồn chà
Chợ cá Cồn chà
Chợ cá Cồn chà
Chợ cá Cồn chà

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0252 3820 784

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

2.653 0

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: hotrodukhachbt@gmail.com

Địa chỉ: 75 Trưng Trắc Phường Đức Thắng, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận

Không ai biết chính xác thời điểm ra đời của địa danh “Cồn Chà” ở xứ biển Phan Thiết, song có thể đoán rằng, nó đã tồn tại hàng trăm năm qua. Khi những lưu dân miền Trung di cư vào Nam lập nghiệp thế kỷ XVII, họ không quên mang theo nghề truyền thống của vùng quê cũ, hình thành nên những cộng đồng ngư dân lâu đời dọc bờ biển Bình Thuận. Cồn Chà thuộc Đức Thắng, nằm phía hữu ngạn dòng Cà Ty, nơi sông đổ ra biển. Theo tư liệu xưa, dân Cồn Chà phần lớn có gốc Quảng Bình, di cư vào khẩn hoang lập làng ở Phan Thiết đã đem nghề chà vào đây. Bởi dân cư chuyên làm nghề chà, nên từ đó thành tên gọi. Đây cũng là nơi phát triển nghề chà mạnh nhất ở Phan Thiết. Từ chỗ ban đầu vốn để gọi cồn cát ven sông, qua chuyển hóa địa danh theo thời gian, “Cồn Chà” dần gắn với nhiều tiểu loại địa danh khác mà thành “xóm Cồn Chà”, “bến Cồn Chà”, “cửa biển Cồn Chà”, “chợ cá Cồn Chà”, “cảng Cồn Chà”… Xóm biển Cồn Chà vẫn thường ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Không ai biết chính xác thời điểm ra đời của địa danh “Cồn Chà” ở xứ biển Phan Thiết, song có thể đoán rằng, nó đã tồn tại hàng trăm năm qua. Khi những lưu dân miền Trung di cư vào Nam lập nghiệp thế kỷ XVII, họ không quên mang theo nghề truyền thống của vùng quê cũ, hình thành nên những cộng đồng ngư dân lâu đời dọc bờ biển Bình Thuận. Cồn Chà thuộc Đức Thắng, nằm phía hữu ngạn dòng Cà Ty, nơi sông đổ ra biển. Theo tư liệu xưa, dân Cồn Chà phần lớn có gốc Quảng Bình, di cư vào khẩn hoang lập làng ở Phan Thiết đã đem nghề chà vào đây. Bởi dân cư chuyên làm nghề chà, nên từ đó thành tên gọi. Đây cũng là nơi phát triển nghề chà mạnh nhất ở Phan Thiết.

Từ chỗ ban đầu vốn để gọi cồn cát ven sông, qua chuyển hóa địa danh theo thời gian, “Cồn Chà” dần gắn với nhiều tiểu loại địa danh khác mà thành “xóm Cồn Chà”, “bến Cồn Chà”, “cửa biển Cồn Chà”, “chợ cá Cồn Chà”, “cảng Cồn Chà”… Xóm biển Cồn Chà vẫn thường được nhắc trong những chuyện kể về khoảng thời gian thầy giáo Nguyễn Tất Thành - tức Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này - dừng chân dạy học ở Trường Dục Thanh cuối năm 1910. Những ngày nghỉ, thầy Thành thường đưa học sinh đi thăm thú nhiều nơi, như xuống bãi Cồn Chà, thăm hỏi bà con ngư dân, tìm hiểu kinh nghiệm đi biển, đánh bắt,…

Tháng 12/1994, Cảng cá Phan Thiết chính thức được khởi công. Để có mặt bằng xây dựng hơn 30.200 m2, chính quyền đã giải tỏa, di dời dân Cồn Chà về Tiến Đức (Tiến Thành), Gò Me (Thanh Hải) và Khu Văn Thánh. Đến năm 1999, cảng hoàn thành, góp phần vào sự phát triển kinh tế biển của địa phương.

Không chỉ là bến tàu đi đảo Phú Quý và là nơi neo đậu an toàn của hàng trăm tàu thuyền ngày đêm ra khơi “bám biển quê hương”, đây còn là chợ đầu mối hải sản lớn. Những năm gần đây, cảng Cồn Chà cuối đường Trưng Trắc trở thành địa điểm thú vị trong các tour, tuyến du lịch Phan Thiết. Tham quan cảng cá buổi sớm mai, tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt, bốc dỡ hàng hóa, tiếp tế hậu cần, mua bán nhộn nhịp với những mẻ cá, tôm, mực tươi roi rói… thật sự là những trải nghiệm hấp dẫn đối với du khách gần xa.

Nghĩ về Cồn Chà, thật quý khi vẫn còn đó một địa danh lưu giữ nét văn hóa biển đặc sắc của Phan Thiết trăm năm! 

 

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí