THẮNG CẢNH ĐỒI CÁT BAY
THẮNG CẢNH ĐỒI CÁT BAY
THẮNG CẢNH ĐỒI CÁT BAY
THẮNG CẢNH ĐỒI CÁT BAY
THẮNG CẢNH ĐỒI CÁT BAY
THẮNG CẢNH ĐỒI CÁT BAY
THẮNG CẢNH ĐỒI CÁT BAY

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 02523 748 111

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

409 0

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 7:00 SA

Email: doicatbay@gmail.com

Địa chỉ: 706B, Khu phố 5 Phường Mũi Né, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận

Sự kiện nhật thực toàn phần năm 1995 ở Bình Thuận - Mũi Né đã thu hút hàng ngàn người từ khắp mọi miền đất nước đổ về đây chiêm ngưỡng hiện tượng tự nhiên hiếm thấy trong đời người. Từ đó những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp ở vùng biển Phan Thiết - Mũi Né vốn hoang sơ, mộc mạc, tĩnh lặng như nàng công chúa đang ngủ trong rừng bỗng bừng tỉnh, thức giấc được du khách chú ý biết đến và tìm đến khám phá, nghỉ dưỡng ngày một tăng dần. Trong đó, Đồi Cát Bay ở Mũi Né là địa điểm tham quan lý thú, luôn thu hút sự quan tâm của du khách tìm đến ngày càng nhiều để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Đồi Cát, trải nghiệm các hoạt động thể thao trên cát và sáng tác ảnh nghệ thuật...

Thắng cảnh đồi Cát Bay nhìn từ hướng Đông Nam

 

Đồi Cát Bay là một trong những đồi cát có diện tích lớn, trải dài và không có hình dáng nhất định ở Mũi Né. Tên gọi này bắt nguồn từ sự thay đổi diện mạo, hình dáng liên tục của những cồn cát theo từng giờ, từng ngày, từng tháng dưới tác động của yếu tố tự nhiên là gió mùa Tây Nam và Đông Bắc bào mòn làm bay lớp cát mỏng bên trên; vì thế, nơi đây được gọi là thiên đường của gió - cát - nắng. Ngoài ra, nơi đây còn có tên gọi khác là Đồi Cát Mũi Né, gắn liền với địa danh hành chính nơi tọa lạc; hoặc có tên gọi là Đồi Hồng, do sự kết hợp gam màu sắc hồng nổi bật của cát mịn và mỏ sắt.

Thắng cảnh đồi Cát Bay tọa lạc tại Khu phố 5, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết; nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 25km về hướng Đông và cách UBND phường Mũi Né 2,6km về hướng Đông Bắc.

Đồi Cát Bay ở Phan Thiết nói riêng và các cồn cát đỏ ở Bình Thuận nói chung là trầm tích nguồn gốc của gió và biển, được hình thành trong thời kỳ “Đệ tứ”, liên quan trực tiếp đến sự dao động mực nước biển trong các đợt biển tiến - biển lùi. Trong lịch sử phát triển địa chất, bề mặt trái đất từng trải qua thời kỳ băng hà, khi mà khí hậu trên trái đất lạnh làm cho nước ở các cực và nhiều nơi khác đóng thành băng, kết quả là mực nước biển hạ thấp, đường bờ biển lùi dần về phía biển, được gọi là quá trình “biển lùi”. Ngược lại, trong giai đoạn khí hậu trái đất nóng lên, các khối băng dần tan ra làm cho mực nước biển dâng cao, đường bờ biển tiến dần về phía lục địa, được gọi là quá trình “biển tiến”. Dấu ấn của những đợt biển tiến và biển lùi như thế để lại những cồn cát ven biển, trong đó có Đồi Cát Bay ở Mũi Né.

Đồi Cát Bay ở Mũi Né được đánh giá là đồi cát tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng có “một không hai” ở Việt Nam, có nguồn gốc bắt nguồn từ mỏ sắt cổ tồn tại hàng trăm năm kiến tạo nên cát có rất nhiều màu, trong đó màu đỏ, hồng, vàng là màu phổ biến nhất và cũng chính vì thế mà nơi này đã khai sinh ra môn nghệ thuật tranh cát ở Việt Nam. Với những cồn cát mênh mông trải dài, cùng những đường cong uốn lượn nhấp nhô toát lên vẻ đẹp lung linh không chỉ làm say lòng những nhà nhiếp ảnh, những họa sĩ, cùng các thi nhân; mà còn là nơi các đoàn ca nhạc, đoàn phim dùng làm bối cảnh…

Từ trên đồi cát có thể ngắm trọn vẹn Mũi Né và bờ biển xung quanh. Ngoài việc ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên kỳ diệu, đến du lịch Đồi Cát Bay còn có thể được trải nghiệm cảm giác đi dạo trên cát mịn bằng chân trần hoặc tham gia các loại hình vui chơi giải trí đầy thú vị như: trượt ván trên cát - đây là trò chơi phổ biến nhất, thả diều... Hàng năm vào ngày mùng 4 Tết Nguyên đán tại đây diễn ra cuộc thi vượt chạy vượt đồi cát thu hút nhiền vận động viên ở các địa phương trong tỉnh tham gia. Đặc biệt, trong cuộc Hội ngộ kỷ lục gia toàn quốc lần thứ X năm 2007, Đồi Cát Bay vinh dự được xác lập kỷ lục là Đồi Cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất Việt Nam. Tất cả những điều hấp dẫn trên đã biến nơi đây trở thành một danh thắng nổi tiếng, là điểm tham quan du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước.

Những hố sâu dạng lòng chảo hình thành từ các đợt gió mạnh

Qua những giá trị mà thắng cảnh Đồi Cát Bay mang lại, cùng với mục đích gìn giữ, tôn tạo và phát huy vẻ đẹp tự nhiên nơi đây; từ năm 2016 đến nay, thắng cảnh Đồi Cát Bay đã được UBND tỉnh Bình Thuận giao cho Trung tâm Dã ngoại thanh thiếu niên - Tỉnh đoàn Bình Thuận quản lý và khai thác phục vụ phát triển du lịch. Năm 2018, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (trong đó có việc quy hoạch Đồi Cát Bay để phục vụ phát triển du lịch).

Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Huế đã triển khai Đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm gìn giữ, tôn tạo và phát huy vẻ đẹp tự nhiên của Đồi Cát Bay ở Mũi Né, góp phần phát triển du lịch Bình Thuận”. Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp tốt nhất nhằm quản lý, khai thác tiềm năng vẻ đẹp cũng như tiếp tục khẳng định thương hiệu du lịch của thắng cảnh.

 

            Trượt cát - trò chơi phổ biến nhất ở đồi Cát Bay

Năm 2019, UBND tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu khu vực Đồi Cát Bay và khu vực phục cận. Trong đó, khu vực Đồi Cát Bay 37,4ha; khu vực đất lâm nghiệp 21ha và khu vực liền kề tuyến đường ĐT.706B khoảng 45,6ha (gồm khu thương mại dịch vụ, khu vui chơi giải trí, quảng trường, bãi đỗ xe và khu dự trữ bổ sung Đồi Cát Bay). Thắng cảnh Đồi Cát Bay hiện nay đang được triển khai khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ khoa học để trình Nhà nước xếp hạng là di tích cấp tỉnh. Trên đây, là những cơ sở pháp lý quan trọng để gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị Đồi Cát Bay phục vụ phát triển du lịch văn hóa của địa phương trong thời gian đến./.

Bản đồ

Giới thiệu

×

Sự kiện nhật thực toàn phần năm 1995 ở Bình Thuận - Mũi Né đã thu hút hàng ngàn người từ khắp mọi miền đất nước đổ về đây chiêm ngưỡng hiện tượng tự nhiên hiếm thấy trong đời người. Từ đó những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp ở vùng biển Phan Thiết - Mũi Né vốn hoang sơ, mộc mạc, tĩnh lặng như nàng công chúa đang ngủ trong rừng bỗng bừng tỉnh, thức giấc được du khách chú ý biết đến và tìm đến khám phá, nghỉ dưỡng ngày một tăng dần. Trong đó, Đồi Cát Bay ở Mũi Né là địa điểm tham quan lý thú, luôn thu hút sự quan tâm của du khách tìm đến ngày càng nhiều để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Đồi Cát, trải nghiệm các hoạt động thể thao trên cát và sáng tác ảnh nghệ thuật...

Thắng cảnh đồi Cát Bay nhìn từ hướng Đông Nam

 

Đồi Cát Bay là một trong những đồi cát có diện tích lớn, trải dài và không có hình dáng nhất định ở Mũi Né. Tên gọi này bắt nguồn từ sự thay đổi diện mạo, hình dáng liên tục của những cồn cát theo từng giờ, từng ngày, từng tháng dưới tác động của yếu tố tự nhiên là gió mùa Tây Nam và Đông Bắc bào mòn làm bay lớp cát mỏng bên trên; vì thế, nơi đây được gọi là thiên đường của gió - cát - nắng. Ngoài ra, nơi đây còn có tên gọi khác là Đồi Cát Mũi Né, gắn liền với địa danh hành chính nơi tọa lạc; hoặc có tên gọi là Đồi Hồng, do sự kết hợp gam màu sắc hồng nổi bật của cát mịn và mỏ sắt.

Thắng cảnh đồi Cát Bay tọa lạc tại Khu phố 5, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết; nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 25km về hướng Đông và cách UBND phường Mũi Né 2,6km về hướng Đông Bắc.

Đồi Cát Bay ở Phan Thiết nói riêng và các cồn cát đỏ ở Bình Thuận nói chung là trầm tích nguồn gốc của gió và biển, được hình thành trong thời kỳ “Đệ tứ”, liên quan trực tiếp đến sự dao động mực nước biển trong các đợt biển tiến - biển lùi. Trong lịch sử phát triển địa chất, bề mặt trái đất từng trải qua thời kỳ băng hà, khi mà khí hậu trên trái đất lạnh làm cho nước ở các cực và nhiều nơi khác đóng thành băng, kết quả là mực nước biển hạ thấp, đường bờ biển lùi dần về phía biển, được gọi là quá trình “biển lùi”. Ngược lại, trong giai đoạn khí hậu trái đất nóng lên, các khối băng dần tan ra làm cho mực nước biển dâng cao, đường bờ biển tiến dần về phía lục địa, được gọi là quá trình “biển tiến”. Dấu ấn của những đợt biển tiến và biển lùi như thế để lại những cồn cát ven biển, trong đó có Đồi Cát Bay ở Mũi Né.

Đồi Cát Bay ở Mũi Né được đánh giá là đồi cát tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng có “một không hai” ở Việt Nam, có nguồn gốc bắt nguồn từ mỏ sắt cổ tồn tại hàng trăm năm kiến tạo nên cát có rất nhiều màu, trong đó màu đỏ, hồng, vàng là màu phổ biến nhất và cũng chính vì thế mà nơi này đã khai sinh ra môn nghệ thuật tranh cát ở Việt Nam. Với những cồn cát mênh mông trải dài, cùng những đường cong uốn lượn nhấp nhô toát lên vẻ đẹp lung linh không chỉ làm say lòng những nhà nhiếp ảnh, những họa sĩ, cùng các thi nhân; mà còn là nơi các đoàn ca nhạc, đoàn phim dùng làm bối cảnh…

Từ trên đồi cát có thể ngắm trọn vẹn Mũi Né và bờ biển xung quanh. Ngoài việc ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên kỳ diệu, đến du lịch Đồi Cát Bay còn có thể được trải nghiệm cảm giác đi dạo trên cát mịn bằng chân trần hoặc tham gia các loại hình vui chơi giải trí đầy thú vị như: trượt ván trên cát - đây là trò chơi phổ biến nhất, thả diều... Hàng năm vào ngày mùng 4 Tết Nguyên đán tại đây diễn ra cuộc thi vượt chạy vượt đồi cát thu hút nhiền vận động viên ở các địa phương trong tỉnh tham gia. Đặc biệt, trong cuộc Hội ngộ kỷ lục gia toàn quốc lần thứ X năm 2007, Đồi Cát Bay vinh dự được xác lập kỷ lục là Đồi Cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất Việt Nam. Tất cả những điều hấp dẫn trên đã biến nơi đây trở thành một danh thắng nổi tiếng, là điểm tham quan du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước.

Những hố sâu dạng lòng chảo hình thành từ các đợt gió mạnh

Qua những giá trị mà thắng cảnh Đồi Cát Bay mang lại, cùng với mục đích gìn giữ, tôn tạo và phát huy vẻ đẹp tự nhiên nơi đây; từ năm 2016 đến nay, thắng cảnh Đồi Cát Bay đã được UBND tỉnh Bình Thuận giao cho Trung tâm Dã ngoại thanh thiếu niên - Tỉnh đoàn Bình Thuận quản lý và khai thác phục vụ phát triển du lịch. Năm 2018, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (trong đó có việc quy hoạch Đồi Cát Bay để phục vụ phát triển du lịch).

Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Huế đã triển khai Đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm gìn giữ, tôn tạo và phát huy vẻ đẹp tự nhiên của Đồi Cát Bay ở Mũi Né, góp phần phát triển du lịch Bình Thuận”. Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp tốt nhất nhằm quản lý, khai thác tiềm năng vẻ đẹp cũng như tiếp tục khẳng định thương hiệu du lịch của thắng cảnh.

 

            Trượt cát - trò chơi phổ biến nhất ở đồi Cát Bay

Năm 2019, UBND tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu khu vực Đồi Cát Bay và khu vực phục cận. Trong đó, khu vực Đồi Cát Bay 37,4ha; khu vực đất lâm nghiệp 21ha và khu vực liền kề tuyến đường ĐT.706B khoảng 45,6ha (gồm khu thương mại dịch vụ, khu vui chơi giải trí, quảng trường, bãi đỗ xe và khu dự trữ bổ sung Đồi Cát Bay). Thắng cảnh Đồi Cát Bay hiện nay đang được triển khai khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ khoa học để trình Nhà nước xếp hạng là di tích cấp tỉnh. Trên đây, là những cơ sở pháp lý quan trọng để gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị Đồi Cát Bay phục vụ phát triển du lịch văn hóa của địa phương trong thời gian đến./.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí